NGƯỜI MỚI MỔ NÊN ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ ĐỂ HỒI PHỤC NHANH CHÓNG (ST)
NGƯỜI MỚI MỔ NÊN ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ
ĐỂ HỒI PHỤC NHANH CHÓNG
Bài viết : NGƯỜI MỚI MỔ NÊN ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ ĐỂ HỒI PHỤC NHANH CHÓNG
Người mới phẫu thuật thường gặp khó khăn trong ăn uống, khó tiêu, táo bón, ăn không ngon miệng. Trong khi phải bổ sung rất nhiều chất đạm, vitamin & khoáng chất và calo để vết thương nhanh được phục hồi.
Vậy người mới mổ nên ăn gì thì mới tốt? Hãy cùng Nàng Yến tham khảo những thực phẩm tốt cho bệnh nhân mới mổ qua bài viết bên dưới nhé!
Các giai đoạn hồi phục vết thương sau phẫu thuật
Vết thương của một người mới mổ sẽ trải qua 3 giai đoạn để phục hồi hoàn toàn:
1. Giai đoạn cầm máu và viêm
Quá trình cầm máu và viêm dẫn đến các ảnh hưởng quan trọng như hình thành chất ngoại gian bào ECM hoạt động và bài tiết, bổ sung các tế bào viêm, hình thành nguyên bào sợi và tế bào nội mô. Vì vậy, đây là diễn biến tất yếu phải xảy ra sau khi mổ.
Giai đoạn này có thể diễn ra từ vài giờ cho đến tối đa 4 ngày, đối với vết thương càng lớn hoặc vết thương mãn tính thì cần có nhiều thời gian hơn để tự cầm máu.
Các tế bào chính tham gia vào quá trình cầm máu và viêm gồm có tiểu cầu, bạch cầu trung tính và đại thực bào.
Sau khi mổ, mạch máu bị vỡ hình thành nên cục máu đông bao quanh và che kín miệng vết thương, giảm bớt tình trạng mất máu. Tiểu cầu sẽ tiết ra các tế bào viêm để dọn dẹp các yếu tố lạ tấn công vào cơ thể. Giai đoạn này kéo dài khoảng 24 – 48 giờ sau phẫu thuật.
Song song với quá trình cầm máu và tạo viêm thì đại thực bào cũng bắt đầu làm sạch vết thương để tránh nhiễm trùng sau mổ.
2. Giai đoạn tăng sinh
Mục đích chính của giai đoạn này chính là hình thành các mạch máu mới nhờ sự tăng sinh của tế bào nội mô kết hợp với nguyên bào sợi. Giai đoạn tăng sinh có thể kéo dài từ 1 – 3 tuần với sự tham gia của các nguyên bào sợi và Keratinocytes.
Giai đoạn này gồm có 3 quá trình chính là:
- Giai đoạn tái cấu trúc
- Giai đoạn lên mô hạt
- Giai đoạn biểu mô hóa.
3. Giai đoạn tái tạo
Đại thực bào và nguyên bào sợi là các thành phần chính tham gia vào quá trình tái tạo tế bào. Có thể mất khoảng 3 tháng cho đến 1 – 2 năm để quá trình tái tạo hoàn thành, vết thương lành hẳn và để lại sẹo.
Đây là quá trình khá phức tạp bởi vì vết thương không chỉ hồi phục hoàn toàn mà còn đảm bảo khôi phục chức năng của các mô tại vết thương.
Ngoài ra, thời gian vết thương lành nhanh hoặc lâu sẽ còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người cũng như các yếu tố ảnh hưởng. Chẳng hạn như:
- Tình trạng vết thương như thế nào? Vết thương gọn và sạch sẽ nhanh liền, vết thương bị nhiễm khuẩn hoặc dập nát sẽ lâu liền.
- Các tổn thương sâu và rộng sẽ cần nhiều thời gian để tăng sinh và tái tạo tế bào hơn so với các vết thương nhỏ.
- Những vết thương được xử lý sớm trong điều kiện tốt sẽ nhanh phục hồi.
- Chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, chăm sóc sau phẫu thuật cũng ảnh hưởng đến thời gian hồi phục vết mổ. Vì vậy, bạn cần biết rõ người mới mổ nên ăn gì để vết thương khỏi.
Người mới mổ nên ăn gì và cần thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh để vết thương nhanh lành
Tuân thủ nghiêm ngặt quy định của bác sĩ về chế độ ăn uống sau phẫu thuật là cách tốt nhất để giúp vết mổ nhanh lành, hạn chế những biến chứng và tai biến có thể xảy ra sau phẫu thuật.
1. Tuân thủ chế độ dinh dưỡng ăn lỏng
Ăn lỏng là lưu ý đầu tiên người bệnh cần thực hiện sau phẫu thuật, theo thời gian sẽ tăng dần độ thô của thức ăn cho đến khi hồi phục hoàn toàn.
Chế độ ăn uống sau mổ của mỗi bệnh nhân sẽ có sự khác biệt tùy vào loại phẫu thuật, khả năng dung nạp thức ăn và tốc độ lành vết thương.
Một số gợi ý chung về chế độ ăn lỏng sau mổ:
– 12 – 48 giờ sau mổ: Chỉ chuyền dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch hoặc uống nước nếu bệnh nhân tỉnh táo. Mỗi lần chỉ uống nửa cốc nước lọc, uống khoảng 8 lần/ngày.
– 3 – 7 ngày sau mổ: Uống các loại sữa.
– 1 – 2 tuần sau mổ: Chuyển sang ăn các thức ăn dạng lỏng hoặc nghiền nhuyễn.
– 2 tuần sau mổ: Có thể ăn đồ ăn mềm, nấu nhừ và bánh quy.
– 1 tháng sau mổ: Quay lại ăn uống như bình thường, chú ý cân bằng dinh dưỡng và đặc biệt bổ sung nhiều protein để vết thương nhanh lành.
2. Loại bỏ những thực phẩm có thể gây hại
Để thúc đẩy quá trình lành vết thương bạn không chỉ cần quan tâm người mới mổ nên ăn gì mà cũng nên hạn chế hoặc không ăn những đồ ăn gây hại cho sức khỏe. Đặc biệt, nếu phẫu thuật liên quan đến ống tiêu hóa (như cắt dạ dày) thì phải tránh những đồ ăn sau đây:
– Đồ ăn cứng và khô vì chúng rất khó nuốt đối với người vừa mới mổ.
– Đồ ăn nhanh giàu calo như bánh, kẹo, kem, nước ngọt có gas, chocolate, sữa, gà rán, hot dog,…
– Thực phẩm có chỉ số đường huyết cao như gạo, khoai tây, bánh mì
– Thực phẩm dễ gây táo bón như sữa, các chế phẩm từ sữa.
3. Thay đổi thói quen ăn uống sau mổ
Sau cuộc phẫu thuật, người bệnh không chỉ cần chú ý người mới mổ nên ăn gì, loại thức ăn nào nên kiêng cử, mà còn phải thay đổi thói quen ăn uống để hỗ trợ vết thương nhanh lành.
Theo các bác sĩ khuyến cáo, người mới mổ nên thực hiện một chế độ dinh dưỡng, ăn uống khoa học và lành mạnh. Cụ thể:
- Không nên ăn 3 bữa lớn trong ngày mà chia nhỏ lượng thức ăn cho 4 – 6 bữa.
- Thực đơn cân bằng dinh dưỡng, đặc biệt phải bổ sung hàm lượng cao protein để giúp vết thương nhanh lành miệng hơn và hữu ích cho việc tái tạo tế bào.
- Ăn uống từ tốn, ăn chậm, nhai kỹ và dừng ăn khi cảm thấy no.
- Khi cảm thấy quá căng thẳng hoặc buồn chán thì đừng nên ăn vội vì sẽ ảnh hưởng không tốt đến dạ dạy, tiến trình ăn uống cũng không đạt hiệu quả, đồng thời cũng không hấp thu được bao nhiêu dinh dưỡng.
- Uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.
4. Chế độ dinh dưỡng cho từng trường hợp phẫu thuật (có hoặc không xâm lấn hệ tiêu hóa)
Tùy vào hình thức phẫu thuật người bệnh trải qua mà xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp để vết mổ nhanh lành và tránh được các biến chứng.
Đối với trường hợp phẫu thuật không xâm lấn đến hệ tiêu hóa, người bệnh có thể ăn uống khá thoải mái, ăn được hầu hết các thực phẩm như bình thường. Ngày thứ nhất sau mổ, người bệnh chỉ cần truyền dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch.
Từ ngày thứ 2 trở đi đã có thể ăn uống bình thường và chỉ cần kiêng cử một số thực phẩm có hại cho vết mổ.
Phẩu thuật có xâm lấn..
Với những bệnh nhân phẫu thuật có xâm lấn đến hệ tiêu hóa, chế độ ăn uống phải khắt khe hơn và được chia theo từng giai đoạn phục hồi của vết thương:
– Ngay sau khi phẫu thuật: Bệnh nhân sẽ được nuôi dưỡng thông qua đường tĩnh mạch (tức là chuyền nước), trong đó bao gồm nước, điện giải và các năng lượng thiết yếu theo chỉ định của bác sĩ.
– Vài ngày sau mổ: Người bệnh tập ăn uống trở lại theo chế độ ăn lỏng, các thực phẩm chính nên ăn ở giai đoạn này là sữa, nước cháo, súp. Mỗi lần không nên ăn quá nhiều, chia thành 4 – 6 bữa nhỏ trong ngày, mỗi lần chỉ nên ăn khoảng 50 – 80ml là đủ.
– Giai đoạn vết mổ lành sẹo: Lúc này vết mổ bắt đầu lành lại, chức năng của ống tiêu hóa dần phục hồi. Vì vậy, người bệnh có thể ăn những thức ăn đặc hơn và cũng cần phải ninh kỹ, nấu nhừ. Khẩu phần ăn ở thời kỳ này cần chú ý bổ sung nhiều dưỡng chất để cơ thể nhanh phục hồi.
Người mới mổ nên ăn gì để tránh các biến chứng, hỗ trợ vết mổ nhanh hồi phục đồng thời cung cấp đủ dưỡng chất để sức khỏe bình thường trở lại? Dưới đây là danh sách những thực phẩm nên bổ sung vào giai đoạn hậu phẫu.
Người mới mổ nên ăn gì? – Ăn nhiều chất đạm
Chất đạm (Protein) là một chất quan trọng thúc đẩy cơ chế tự lành vết thương của cơ thể. Do đó, trong chế độ ăn sau phẫu thuật nhất định phải bổ sung thật nhiều chất đạm.
Người mới mổ nên tập trung ăn uống các thực phẩm, các loại thịt nạc chứa nhiều protein có lợi. Chẳng hạn như thịt gà, thịt heo, gà tây, hải sản, các loại cá.
Chúng chứa nguồn protein nạc rất tuyệt vời lại rất dễ tiêu hóa và hấp thu, vậy nên rất phù hợp để bổ sung cho cơ thể sau phẫu thuật.
Protein..
Nếu bệnh nhân không thích ăn thịt thì có thể bổ sung protein từ nguồn thực vật như đậu phụ, các loại họ đậu nhất là đậu nành, thực phẩm chay,… hay yến sào
Nguồn protein từ thịt đỏ không được khuyến khích bởi thịt đỏ chứa nhiều chất béo bão hòa cao (cholesterone xấu) không tốt cho sức khỏe tổng trạng đồng thời có thể gây táo bón – một biến chứng rất thường gặp sau phẫu thuật.
Sữa cũng là một nguồn cung cấp chất đạm tuyệt vời cho cơ thể sau quá trình phẫu thuật nhưng không được bác sĩ khuyên dùng. Lý do là sữa gây táo bón khá nghiêm trọng cho bệnh nhân.
Ngoai ra, nếu người bệnh bị ho thì không nên uống sữa bởi sữa có thể làm tăng tiết dịch trong phổi khiến tình trạng ho càng nghiêm trọng hơn.
Nếu muốn bổ sung sữa và các thực phẩm từ sữa vào chế độ ăn uống sau phẫu thuật, bạn nên lựa chọn các sản phẩm ít béo như sữa tách kem, sữa chua, phô mai ít béo.
Thực tế là …
Thực tế là, ngay sau mổ, người bệnh sẽ được chuyền đạm và chuyền dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch để duy trì sự sống. Những ngày tiếp theo đó cần phải nạp chất đạm thông qua đường ăn uống.
Thế nhưng hầu hết ai mới mổ cũng sẽ gặp tình trạng mệt mỏi, chán ăn, ăn không tiêu, buồn nôn,… là những vấn đề khó lòng tránh khỏi. Vậy nên làm thế nào để bổ sung nguồn protein từ thịt, cá là một vấn đề rất nan giải.
Trong quá trình hồi phục sau mổ, từ ngày thứ 2 trở đi bệnh nhân phải nạp nhiều chất đạm để nhanh lành vết thương. Vậy nhưng lúc này đường ruột của họ lại rất yếu nên quá trình tiêu hóa gặp nhiều khó khăn.
Người mới mổ nên ăn gì? – Bổ sung nhiều chất xơ
Táo bón là một vấn đề rất bất tiện mà ai cũng gặp sau mổ, thậm chí có người táo nặng đến mức ảnh hưởng xấu đến vết thương và phải nhập viện trở lại. Chính vì lý do đó, trong khẩu phần ăn sau phẫu thuật luôn phải có thật nhiều thực phẩm giàu chất xơ.
Có vài đề cử dành cho bạn:
- Rau: Là nguồn bổ sung chất xơ tự nhiên rất tuyệt vời, sẵn có, tươi ngon và dễ ăn.
- Ngũ cốc nguyên hạt: Ngô, gạo lứt, bột yến mạch và nhiều loại ngũ cốc khác chứa lượng chất xơ lớn, nên được bổ sung trong thực đơn mỗi ngày cho bệnh nhân mới mổ. Hơn nữa, ngũ cốc nguyên hạt còn có lượng vitamin, khoáng chất và chất xơ dồi dào, một lựa chọn hữu ích cho chế độ ăn sau phẫu thuật.
- Trái cây tươi: Không chỉ bổ sung chất xơ mà còn là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất tuyệt vời, rất có lợi cho bệnh nhân mới mổ.
- Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt: Bạn nên thay thế cơm trắng hoặc bánh mì trắng bằng bánh mì ngũ cốc nguyên hạt (thường có màu đậm, màu nâu) sẽ bổ sung lượng chất xơ lớn cho cơ thể, giúp hạn chế tốt tình trạng táo bón và hơn nữa bánh mì thì dễ ăn hơn cơm.
Người mới mổ nên ăn gì? Không thể quên trái cây
và rau củ tươi
Rau củ tươi và trái cây tươi là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất tự nhiên, có khả năng hỗ trợ làm lành vết thương nhanh hơn. Đặc biệt, vitamin C có khả năng chống oxy hóa, giúp vết thương nhanh khép miệng, nâng cao sức đề kháng làm giảm nguy cơ nhiễm trùng vết mổ.
Chú ý, nên ăn đa dạng các loại trái cây, rau củ tươi ngon hàng ngày. Không nên ăn rau củ, trái cây đóng hộp hoặc đã được chế biến thành các dạng như sấy khô, lên men, ngâm nước, ngâm muối,…
Nếu bạn gặp tình trạng xì hơi sau khi ăn rau củ, trái cây thì có lẽ do bạn đã bổ sung chúng quá nhiều rồi. Hãy giảm bớt lượng trái cây và rau củ lại cho cân bằng hơn trong chế độ ăn mỗi ngày nhé.
Người mới mổ nên ăn gì? Cách để bổ sung calo mà không cần tăng lượng thức ăn
Bổ sung nhiều calo hơn so với bình thường là việc làm cần thiết để sức khỏe được hồi phục nhanh hơn sau mổ. Tuy nhiên, sau khi cơ thể đã tốt trở lại thì bạn nên quay lại khẩu phần ăn cân bằng dinh dưỡng và nhóm chất.
Dưới đây là một vài mẹo giúp tăng lượng calo mà không cần phải ăn nhiều thức ăn hơn. Bạn có thể tham khảo thêm nhé:
- Ăn các loại rau củ có nhiều calo như khoai tây, bơ,…
- Dùng bơ động vật và các loại bơ nhiều calo
- Có các bữa ăn nhẹ trước bữa ăn chính, đặc biệt nên ăn nhẹ trước khi đi ngủ
- Ăn các món ăn có lượng calo cao đầu tiên, rồi đến các món khác.
- Uống các đồ uống chứa nhiều calo bất cứ khi nào có thể: Nước trái cây, soda,…
- Ưu tiên một chút cho các loại bánh, kẹo, đồ ngọt, bổ sung thêm đường…
- Dùng thêm thức ăn nhẹ có nhiều calo như hạt khô, các loại quả giàu calo
- Nên dùng kem sữa béo thay cho sữa tách béo
- Sử dụng dầu, mỡ khi chế biến món ăn
- Bổ sung thêm thanh protein để thêm chất đạm cho cơ thể.
* Chú ý:
Việc bổ sung nhiều calo cho cơ thể theo cách bên trên chỉ thực hiện trong thời gian ngắn sau khi mổ. Lúc vết thương đã ổn định trở lại thì ngừng ngay. Và chuyển sang khẩu phần ăn cân đối như thường lệ.
Người mới mổ kiêng ăn gì?
Táo bón là một tình trạng rất mệt mỏi sau phẫu thuật, đó là do tác dụng phụ của nhóm thuốc giảm đau opioid, chúng làm giảm nhu động ruột, do đó người bệnh sẽ bị tình trạng không ai mong muốn này ghé thăm.
Trong khi có một số thực phẩm giúp việc tiêu hóa được dễ dàng và ngăn chặn táo bón thì một số khác lại khiến tình trạng táo bón trở nên nặng nề hơn.
Vì vậy, sau mổ kiêng ăn gì cần tập trung việc giảm hoặc loại bỏ các thức ăn có nguy cơ gây táo bón nặng như:
- Thực phẩm chiên, nướng, đồ khô, sấy khô: Thịt bò khô, trái cây sấy (ngoại trừ mận sấy giúp giảm táo bón), khoai tây chiên, gà nướng, heo quay,…
- Thực phẩm chế biến sẵn, đồ đóng hộp
- Thịt đỏ: Thịt bò, thịt dê,
- Sữa và các sản phẩm từ sữa.
- Phô mai.
- Đồ ngọt: Bánh, kẹo, các đồ chứa nhiều đường.
Những vấn đề khó khăn trong việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho người mới mổ
Việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng nhất là chất đạm cho người mới phẫu thuật dậy là vấn đề hết sức khó khăn.
Một phần là do người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau đớn, chán ăn, ăn không ngon miệng, ăn không hấp thu, táo bón, đầy hơi chướng bụng,…
Một phần lớn khác là thật khó để xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, phù hợp. Phải thực sự rất tỉ mỉ mới có thể chọn được bữa ăn phong phú, đủ chất lại không gây hại cho bệnh nhân.
- Với nhóm chất đạm rất đa dạng nhưng để người bệnh hấp thu được thịt, cá không phải chuyện đơn giản ( chất đạm khó hấp thụ )
- Vitamin và khoáng chất cực kỳ cần thiết cho quá trình hồi phục vết mổ nhưng nếu dùng quá nhiều sẽ gây trung tiện cho người bệnh, gây mệt mỏi thêm.
- Chất xơ là cần thiết nhưng còn phải kiêng kỵ chất đường, nên chọn lựa như thế nào cho tốt đây?
Làm thế nào để giảm sự chán ăn, mất vị giác, kích thích cảm giác ngon miệng, lại bổ sung đầy đủ lượng protein, khoáng chất mà không gặp phải các vấn đề phải kiêng cử?
YẾN SÀO là 1 Giải pháp hoàn hảo cho bệnh nhân
khó ăn uống sau phẫu thuật
Vì theo nghiên cứu của Trung tâm Công nghệ sinh học, ĐH Thủy sản và Viện Công nghệ Sinh học thuộc Trung tâm Khoa học tự nhiên & Công nghệ quốc gia, qua kiểm nghiệm, trong thành phần của yến sào rất giàu glycol và protein (45 – 55%) cực kỳ dể hấp thụ, vì vậy, có thể cung cấp đầy đủ chất đạm cho cơ thể.
Yến sào có tính bình là thực phẩm thiên nhiên vô cùng lành tính.
Hơn nữa, mùi vị của yến sào rất thanh đạm, sợi yến sau khi chưng rất mềm, dễ ăn uống, dễ hấp thu, đặc biệt rất ngon miệng với bệnh nhân bị chán ăn, ăn uống khó tiêu sau phẫu thuật.
Chính vì vậy, yến sào được mệnh danh là thực phẩm bổ dưỡng hàng đầu nên bổ sung ngay cho bệnh nhân sau phẫu thuật.
Tác dụng chính của yến sào đối với bệnh nhân mới phẫu thuật:
- Nhanh chóng làm lành vết thương nhờ sự có mặt của các axit amin valine, isoleusine… Có tác dụng phục hồi, chữa lành, tăng cường hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa nhiễm khuẫn sau mổ.
- Các vi chất trong yến sào kích thích sự tăng sinh của tế bào, từ đó đẩy nhanh thời gian hồi phục của vết mổ.
- Yến sào như một thực phẩm dinh dưỡng cao, đầy đủ dưỡng chất, nhất là vitamin, từ đó có thể tăng cường sức đề kháng, hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật, bảo vệ thành mạch.
- Yến sào rất mềm, dễ tiêu hóa, dễ hấp thu hoàn toàn, rất phù hợp với bệnh nhân vừa mới mổ đang ăn uống khó khăn, khó tiêu và dễ bị táo bón.
- Yến sào cũng hỗ trợ tốt cho hệ tuần hoàn vốn đang làm việc căng thẳng vì mạch máu xung quanh vết mổ bị tổn thương, hơn nữa thời gian này người bệnh không được đi lại vận động.
Cách dùng yến sào hiệu quả nhất
với bệnh nhân sau mổ:
Có khá nhiều cách để chế biến yến sào thành những món ăn bổ dưỡng giúp bệnh nhân mới mổ bồi bổ sức khỏe.
Nếu có nhiều thời gian hơn, người nhà bệnh nhân nên chưng tổ yến kết hợp với táo đỏ, hạt sen, gà ác,… giúp bổ máu, tăng số lượng và chất lượng hồng cầu, bổ sung lại lượng máu đã mất sau phẫu thuật.
Những món ngon từ yến sào bạn có thể chế biến ngay tại nhà: Yến chưng đường phèn gừng lát, yến chưng táo đỏ hạt sen, canh yến gà ác, cháo yến thịt bằm,…
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết : CÁC MÓN NGON TỪ TỔ YẾN
Liều Lượng :
Về liều lượng, bắt đầu từ ngày 1 sau phẫu thuật, người bệnh có thể ăn được 70ml yến chưng mỗi ngày, dùng khi còn ấm và nên dùng lúc đói bụng để hấp thu dưỡng chất tốt nhất. Đó là cách ăn yến sào an toàn nhất dành cho người bệnh mới mổ dậy.
Ngoài ra, chỉ nên ăn cách ngày để đảm bảo không bị thừa chất bởi cơ thể còn dung nạp chất đạm và các dưỡng chất khác từ thức ăn.
Để thuận tiện cho việc ăn uống và chế biến, người bệnh có thể dùng hũ yến chưng sẵn, ngày dùng 2 hũ trước khi ăn sáng và trước khi đi ngủ để bổ sung đầy đủ dưỡng chất từ yến sào mang lại.
Nhận xét
Đăng nhận xét